Phương pháp tác động giúp phát triển toàn diện cho trẻ 6 tháng tuổi
 
Thật mệt mỏi (mà cũng rất phiền!) khi cứ phải tiếp tục nhặt đồ chơi cho đứa con 6 tháng tuổi mỗi khi trẻ đánh rơi từ trên ghế cao hoặc trong nôi. Nhưng bạn không cần lo ngại mình đang chiều hư trẻ. Thực tế, bạn đang giúp con học và củng cố  bài học rất giá trị về nguyên nhân – kết quả.

Giúp trẻ đạt các cột mốc 6 tháng tuổi

 

Thật mệt mỏi (mà cũng rất phiền!) khi cứ phải tiếp tục nhặt đồ chơi cho đứa con 6 tháng tuổi mỗi khi trẻ đánh rơi từ trên ghế cao hoặc trong nôi. Nhưng bạn không cần lo ngại mình đang chiều hư trẻ. Thực tế, bạn đang giúp con học và củng cố  bài học rất giá trị về nguyên nhân – kết quả.

 

Trẻ 6 tháng tuổi
 

Phát triển trí não cho trẻ 6 tháng tuổi

Gọi tên con: Hãy gọi tên con mỗi khi bạn bước vào phòng hoặc trở về nhà. Trẻ sẽ nhìn quanh quất để tìm xem tiếng của mẹ phát ra từ đâu, và giờ đây trẻ đã biết tên mình.
Chơi trò nhặt đồ: Khi trẻ đánh rơi đồ chơi, bạn hãy nhặt lên cho con. Có thể sau 6, 7 lần nhặt, bạn sẽ thấy mệt, nhưng đối với trẻ, chuyện này rất vui và mang tính giáo dục: Trẻ sẽ hiểu thêm về nguyên nhân – kết quả.
Đồ chơi luôn mới mẻ với con: Cách vài ngày, bạn lại tiếp tục thay đổi đồ chơi để mọi thứ luôn mới mẻ cho trẻ khám phá. Dĩ nhiên bạn không cần lúc nào cũng sắm đồ chơi mới, chỉ cần luân phiên thay đổi là được. Chọn đồ chơi mềm để trẻ dễ cầm (như thú bông chẳng hạn), đồ chơi có nhạc (ví dụ chuông hay trống lục lạc, miễn là các chi tiết nhỏ của đồ chơi phải an toàn để trẻ không nuốt phải), bóng mềm, đồ chơi hình lập phương (ở giai đoạn này trẻ có thể tự cầm) và đồ chơi bằng nhiều chất liệu khác. Các hình khối vuông vức và bộ chuông cũng là lựa chọn thích hợp.
Làm điệu bộ trước gương: Bế trẻ đứng trước gương và làm các kiểu mặt vui nhộn. Chú ý xem trẻ có sờ hình ảnh phản chiếu của bạn không – hoặc có thể đến giai đoạn này, trẻ đã nhận ra đó chỉ là bóng của mẹ. Gương dạy cho trẻ biết về mối quan hệ không gian.

Kỹ năng vận động của trẻ 6 tháng tuổi

Chạm sàn: Trong ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định để trẻ chơi trên sàn. Lúc này, trẻ có thể ngồi, nằm hoặc trườn, lật khắp sàn nhà và nghịch với các món đồ chơi hoặc với mẹ. Bạn nên trang bị tấm lót sàn dành cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.
 
Tạo mục tiêu cho trẻ: Đặt một món đồ chơi yêu thích hơi cách xa tầm với của trẻ một chút khi bé đang nằm sấp trên sàn. Trẻ sẽ có động lực để lật hoặc thậm chí trườn đến để với lấy. Bạn cũng thử đặt đồ chơi trước mặt khi trẻ ngồi trong tư thế kiềng ba chân hoặc tự ngồi một mình. Bài tập này sẽ khuyến khích trẻ với lấy món đồ chơi bằng một tay, giúp tăng sự thăng bằng. Nên đặt thêm vài chiếc gối xung quanh, phòng khi con ngã.  
 
Chơi với bóng: Đặt vài quả bóng nhỏ phía trên một chiếc gương nhỏ, không vỡ, an toàn với trẻ để con bạn có thể với lấy. Chuyển động và hình ảnh phản chiếu sẽ làm trẻ phấn khích khi đang tập cách với và giữ thăng bằng.
 
Cho trẻ nghịch nước: Nếu trẻ có thể tự ngồi, bạn đặt con trong bồn tắm với mực nước vài centimet. Nước là cách đánh lạc hướng tuyệt vời khi trẻ tập ngồi – dĩ nhiên là bạn ở ngay bên cạnh giám sát không rời bước.
 

Giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển cảm xúc

Cho phép trẻ tự xoa dịu bản thân: Trẻ có thể làm như thế bằng cách mút tay, ngón cái hay núm vú giả. Điều này có ý nghĩa quan trọng với con vì giúp trẻ phát triển khả năng tự xoa dịu bản thân khi gặp tình huống lạ hoặc không ở gần mẹ.
 
Tiếp tục chú ý những gì trẻ thích và không thích: Hãy cố gắng kết hợp những gì trẻ yêu thích vào lúc con chơi đùa và các tương tác khác.
 
Tạo nề nếp giờ đi ngủ: Điều này sẽ giúp trẻ học cách ổn định và tự ngủ. Chẳng hạn khi cho bé ngủ bạn sẽ cho bú rồi hát ru... Đưa trẻ vào giường khi bé còn thức nhưng hơi buồn ngủ, nhẹ nhàng xoa lưng và cho con cầm núm vú giả (nếu trẻ đang dùng núm vú giả) để giúp trẻ dễ ngủ hơn.
 

Bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi

Thường xuyên trò chuyện với con: Dùng kiểu nói cường điệu và biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp trẻ chú ý hơn.
 
Gọi tên đồ vật và hành động: Con chó, cái thìa, bồn tắm, chạy, ăn… Trẻ sẽ bắt đầu liên kết âm thanh và từ vựng với người, vật, sự kiện, ngay cả khi trẻ chưa thể phát âm từ vựng vào lúc này.
 
Đáp lại tiếng bi bô của trẻ: Lặp lại những từ mà trẻ cố gắng diễn tả bằng giọng thản nhiên, không nói theo cách nhấn giọng để sửa sai. Chẳng hạn, nếu trẻ nói “Be be”, bạn có thể cho con xem một tấm hình em bé và nói: “Bé”.
 
Tiếp tục đọc sách cho con nghe: Trẻ thích sách loại trang bằng giấy bìa dày với hình vẽ minh họa đơn giản, nhiều màu sắc.
 
Cân nhắc dạy trẻ một số cách ra dấu: Mặc dù trẻ thường dùng cách chỉ vào một vật nào đó để làm phương tiện giao tiếp hiệu quả, nhưng ngôn ngữ ra dấu của trẻ cũng có thể khích lệ trẻ tập giao tiếp và bạn dễ nhận ra để xoa dịu con mỗi khi trẻ có điều gì khó chịu.
 

 

Tìm hiểu thêmCác phương pháp hỗ trợ sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi