Tại sao trẻ cần được dạy về “âm thanh” sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ?

sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

 
Những bước đầu học nói. Ngay từ khi mới sinh ra, não bộ của trẻ đã có thể nhận biết được nhịp điệu và ngữ âm, như tiếng hát chẳng hạn. Thế nhưng, trẻ vẫn cần thu thập các kỹ năng phát âm để cất tiếng nói. Lúc này, hãy lắng nghe thật kỹ, bạn sẽ nhận ra tiếng bập bẹ của trẻ giống như đang thật sự trò chuyện với bạn vậy! Não của trẻ cũng sẽ sớm phát triển hệ thống nhận biết và liên kết các âm thanh khác nhau, tạo nền tảng quan trọng để học được ngôn ngữ mẹ đẻ.
 

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Thật đáng ngạc nhiên khi nhìn lại tất cả những gì trẻ đã đạt được trong chỉ một vài tháng vừa qua. Đến thời điểm này, bạn hoàn toàn có quyền cảm thấy thật hạnh phúc khi thấy trẻ đã học được thật nhiều thứ  - mỉm cười, nói bập bẹ, bắt chước và cầm nắm đồ vật.  Hãy luôn nhớ rằng, sự phát triển của trẻ - bao gồm cả tính cách - theo thời gian sẽ trở nên phức tạp hơn. Vì thế, đừng quá căng thẳng nếu trẻ đạt các cột mốc tăng trưởng hơi chậm một chút. Hãy tin rằng chính sự gắn kết bền chặt của tình mẫu tử thiêng liêng, kết hợp với một môi trường chăm sóc an toàn và chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ đảm bảo sự phát triển não bộ của trẻ đi đúng hướng.

Sau đây là một số kĩ năng trẻ có thể bộc lộ khi đạt 6 tháng tuổi:

Trí não của trẻ 6 tháng tuổi

 
Tất cả những tháng ngày cố gắng luyện tập đã được đền đáp một cách xứng đáng! Thị lực và cảm quan của trẻ đã phát triển đủ để quan sát dễ dàng những vật chuyển động nhanh cũng như nhận biết những hình ảnh trực quan phức tạp hơn. Trẻ 6 tháng tuổi cũng sẽ “nghiên cứu” các món đồ chơi và các vật dùng khác bằng cách quan sát thật kỹ trước khi thử đưa chúng vào miệng. Trẻ tiếp tục thử nghiệm về mối quan hệ nhân quả của các sự vật xung quanh, hiểu được rằng sẽ có âm thanh phát ra khi lắc một chiếc lục lạc hay bạn sẽ nhặt lấy những món đồ bị đánh rơi. Hơn thế nữa, với trí nhớ đang phát triển, trẻ sẽ thử làm lại các hành động đã xảy ra để xem có sự tương đồng giữa những kết quả hay không. Việc này được thực hiện lặp lại nhiều lần nhờ sự cải thiện khả năng tập trung của trẻ ở giai đoạn này.

Kỹ năng vận động của trẻ 6 tháng tuổi
 

Đến lúc này, trẻ đã có thể giữ thẳng cổ và xoay đầu từ bên này sang bên kia khi đang ngồi. Trẻ cũng có thể cố gắng tự ngồi ở tư thế duỗi, giang rộng hai chân. Bên cạnh đó, trẻ 6 tháng tuổi có thể với tới, kéo đồ chơi lại gần và cầm lấy nhờ khả năng kiểm soát cử động bàn tay đã hoàn thiện hơn. Trẻ vẫn sử dụng cả bàn tay để nhặt nhưng đã có thể chuyền đồ vật từ tay này sang tay khác. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, hầu hết các trẻ thường thích được giữ thẳng người để dồn trọng lượng cơ thể lên đôi chân và tập bước đi hoặc nhún nhảy.
 

Kỹ năng giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi
 

Khả năng phát âm của trẻ phát triển với sự kết hợp phức tạp hơn giữa nguyên âm và phụ âm, ví dụ như “m-a” hoặc “b-a-a”. Cách bập bẹ tương đồng một đoạn hội thoại luân phiên nghe – nói bằng tiếng mẹ đẻ cho thấy trẻ có vẻ như đang trò chuyện với bạn. Thậm chí trẻ 6 tháng tuổi cũng đã có thể lên giọng ở cuối mỗi chuỗi các âm tiết, giống như trẻ đang đặt một câu hỏi. Trẻ có thể la hét, cười khúc khích hoặc sử dụng giọng nói để thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau như tò mò, cô đơn, thích thú. Hãy luôn kết thúc “cuộc trò chuyện” với trẻ bằng cách kể lại các hoạt động trong ngày, ví dụ như “Con đã tìm được một con gấu bông to để chơi cùng!”, và đọc truyện cho trẻ nghe. Hình thức tương tác này sẽ khuyến khích trẻ sớm biết nói cũng như xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ nhuần nhuyễn.

Cảm xúc của trẻ 6 tháng tuổi
 

Với bộ não ngày càng phát triển, trẻ 6 tháng tuổi sẽ chú tâm đến những thứ  yêu thích – đặc biệt là bạn. Trẻ học cách giao tiếp với mọi người từ bạn, ví dụ như hiểu được khi nở một nụ cười thì sẽ có một nụ cười khác đáp lại hoặc khi la lên thì bạn sẽ đến chơi cùng. Khi bị phấn khích bởi một điều gì đó, trẻ có thể la hét, cười vang hoặc vẫy tay để chia sẻ cảm xúc ấy với bạn. Hãy cố gắng tương tác với trẻ vì cách mà bạn đáp trả sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi