Vắc xin COVID-19: Những điều chúng ta biết

  • Đến nay đã có hơn 200 triệu người1 trên toàn thế giới tiêm vắc xin COVID-19.
  • Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ, bao gồm sốt, mệt mỏi và/hoặc đau tại chỗ tiêm, và thuyên giảm dần sau một đến hai ngày.1
  • Có ba loại vắc xin COVID-19: Messenger RNA (mRNA), vắc xin Vector và vắc xin tiểu đơn vị Protein. Tuy hoạt động trong cơ thể theo những cơ chế khác nhau, nhưng cuối cùng các loại vắc xin này đều "dạy" hệ miễn dịch nhận biết và chống lại virus COVID-19.2
  • Các thử nghiệm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai bắt đầu vào giữa tháng 2 năm 2021.3
  • Các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên đã khởi đầu tại Vương quốc Anh.4

Tiêm vắc xin coronavirus trong thời kỳ cho con bú: Những điều cần biết

Giải pháp này liệu có an toàn?

Là một bà mẹ đang cho con bú, hiển nhiên bạn sẽ muốn biết rõ hơn về việc chủng ngừa coronavirus trong thời kỳ này. Cho đến nay, chưa có thử nghiệm lâm sàng nào về việc tiêm vắc xin COVID-19 cho các bà mẹ đang cho con bú và do đó chưa có dữ liệu chủng ngừa ở nhóm dân số này.5

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trên khắp thế giới đồng thuận rằng việc tiêm vắc xin coronavirus trong thời kỳ cho con bú sẽ không gây hại gì. Bác sĩ Y khoa, Flor Muñoz-Rivas hiện là giáo sư dự bị, khoa nhi & bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ. Theo Bác sĩ Muñoz-Rivas, “không có vấn đề gì khi tiêm vắc xin COVID ở phụ nữ đang cho con bú”.6

Mặc dù đối tượng phụ nữ đang cho con bú chưa được đưa vào bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào về vắc xin nhưng tổ chức Academy of Breastfeeding Medicine (ABM)7 có giải thích rằng nhiều bà mẹ cho con bú cũng là nhóm đối tượng ưu tiên cao để nhận tiêm chủng, ví dụ như nhân viên y tế tuyến đầu. ABM không khuyến nghị phụ nữ đang cho con bú ngừng nuôi con bằng sữa mẹ mà khuyến khích họ trước hết nên tham vấn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về những rủi ro và lợi ích của việc tiêm vắc xin coronavirus trong thời kỳ cho con bú.

Trong khi đó, Bộ Y tế Singapore (MoM) tuy cũng khuyến cáo các bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin COVID-19 nhưng kèm theo đó là khuyến cáo nên tạm dừng cho con bú từ 5 đến 7 ngày sau tiêm để đảm bảo an toàn.8 Vì vậy, trước khi tiêm phòng, các bà mẹ cũng nên đảm bảo có đủ sữa mẹ vắt sẵn để dự trữ cho bé bú trong thời kỳ này. Tuy nhiên Bộ Y tế cũng có lưu ý thêm là nếu một bà mẹ cho con bú cảm thấy không thể ngừng cho con bú và vẫn muốn tiêm vắc xin, mong muốn này vẫn có thể thực hiện dựa trên khuyến nghị của ABM và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tại sao các bà mẹ đang cho con bú lại lo lắng về việc tiêm ngừa COVID-19?

Quan ngại chính của các bà mẹ đang cho con bú về vắc xin COVID-19 có thể là do tính an toàn của vắc xin vì hiện tại chưa có thử nghiệm lâm sàng nào về việc tiêm chủng ở nhóm đối tượng này.

 Sau đây là một số thông tin khoa học về vắc xin COVID-19 giúp chứng minh tính an toàn của vắc xin. Vắc xin:

  • không sử dụng virus sống gây COVID-19
  • không can thiệp vào ADN của con người vì chúng không xâm nhập vào nhân tế bào lưu trữ vật liệu di truyền
  • không gây nhiễm COVID-19

Bác sĩ Muñoz-Rivastrấn an các bà mẹ đang cho con bú rằng, “về mặt lý thuyết, khả năng mà kháng nguyên hoặc thành phần của vắc xin đi vào sữa mẹ là rất, rất thấp. Và hiển nhiên lợi ích của việc cho con bú là rất lớn, vượt trội hơn rất nhiều lần so với rủi ro cực kỳ thấp khi tiêm vắc xin trong thời kỳ cho con bú.”6

Trên thực tế, thậm chí có thể có những lợi ích sức khỏe cho bé nếu các bà mẹ tiêm vắc xin coronavirus trong thời kỳ cho con bú.5

Tại sao lại như vậy? Sau khi được vắc xin kích hoạt, các kháng thể (protein chữ Y đặc biệt tiêu diệt “quân xâm lược” giống như virus và vi khuẩn) và tế bào T (một loại tế bào bạch cầu quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh) được kích hoạt và có thể truyền vào sữa mẹ. Điều này đã được ghi nhận qua những loại chủng ngừa bệnh lý khác và các kháng thể đã được phát hiện trong sữa mẹ vài ngày sau khi tiêm chủng. Đồng thời, kết quả của một nghiên cứu có sẵn trong bản in trước của medRxiv11 không phát hiện thấy dấu vết của virus COVID-19 trong các mẫu sữa mẹ mà thay vào đó là các kháng thể có khả năng chống lại mầm bệnh. 

Tóm lại:

  • Nhìn chung, có sự đồng thuận y tế về việc có thể tiêm vắc xin COVID-19 cho các bà mẹ đang cho con bú mà không có vấn đề gì.
  • Nếu bạn là một bà mẹ đang cho con bú và muốn tiêm phòng, hãy thảo luận vấn đề này trước với cán bộ y tế.
  • Tùy theo quy trình của quốc gia sở tại, các bà mẹ có thể phải ngừng cho con bú theo yêu cầu, trong vài ngày sau khi tiêm chủng. Trong trường hợp này, các bà mẹ cần trữ sẵn đủ sữa để cho bé bú.
  • Các bà mẹ vẫn nên tuân thủ quy trình vệ sinh và an toàn cơ bản như rửa tay và đeo khẩu trang thường xuyên, đúng cách, ngay cả khi đã tiêm vắc xin.

Tìm hiểu thêm:
1. https://theconversation.com/how-do-we-know-the-covid-vaccine-wont-have-l...">“How do we know the COVID vaccine won’t have long-term side effects?” The Conversation
2. www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/different-ty...">https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/diff...">“Different types of COVID-19 vaccines: How they work.” Mayo Clinic
3. www.webmd.com/vaccines/covid-19-vaccine/news/20210222/pfizer-starts-covi...">https://www.webmd.com/vaccines/covid-19-vaccine/news/20210222/pfizer-sta...">“Pfizer starts COVID vaccine trials in pregnant women.” WebMD
4. www.nihr.ac.uk/news/first-childrens-covid-19-vaccine-trial-open/26870">https://www.nihr.ac.uk/news/first-childrens-covid-19-vaccine-trial-open/...">“First children’s COVID-19 vaccine trial open.” NIHR 
5. www.health.harvard.edu/blog/wondering-about-covid-19-vaccines-if-youre-p...">https://www.health.harvard.edu/blog/wondering-about-covid-19-vaccines-if...">“Wondering about COVID-19 vaccines if you’re pregnant or breastfeeding?” Harvard Medical School
6. www.ama-assn.org/delivering-care/public-health/importance-covid-vaccine-...">https://www.ama-assn.org/delivering-care/public-health/importance-covid-...">“Importance of COVID vaccine during pregnancy & breastfeeding.” AMA
7. www.bfmed.org/abm-statement-considerations-for-covid-19-vaccination-in-l...">https://www.bfmed.org/abm-statement-considerations-for-covid-19-vaccinat...">“Considerations for COVID-19 vaccination during lactation.” Academy of Breastfeeding Medicine
8. www.kkh.com.sg/patient-care/areas-of-care/covid19-vaccination-and-breast...">https://www.kkh.com.sg/patient-care/areas-of-care/covid19-vaccination-an...">“COVID-19 vaccination and breastfeeding.” KK Women’s and Children’s Hospital
9. https://utswmed.org/medblog/covid-vaccine-pregnancy-breastfeeding/">“Should pregnant or breastfeeding women take the COVID-19 vaccine?” UT Southwestern Medical Center
10. www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/mrna.html">https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/mr...">“Understanding mRNA COVID-19 vaccines.” Centers for Disease Control and Prevention
11. www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7523143/">https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7523143/">“COVID-19 and human milk: SARS-CoV-2, antibodies, and neutralizing capacity.” Preprint in medRxiv