Cơ thể trẻ có các hệ thống tuyệt vời báo hiệu khi nào trẻ cần ăn, khi nào đã no.

Dấu hiệu phân biệt trẻ 6 đến 18 tháng tuổi đói

Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn thức ăn đặc, bạn sẽ tiếp tục bị “bủa vây” với hàng loạt câu hỏi:

Nếu trẻ
đẩy muỗng ra
xa là trẻ đã no
hay do không
thích thức
ăn đó?
Cho trẻ
ăn thêm sẽ
giúp no
đến sáng
hôm sau?
Cho trẻ ăn
thêm có
gây béo
phì không?
Dấu hiệu phân biệt trẻ 6 đến 18 tháng tuổi đói hay no
Các ông bố bà mẹ cần hiểu rằng, cơ thể trẻ có các hệ thống tích hợp tuyệt vời báo hiệu khi nào trẻ cần ăn và khi nào đã no. Nếu bạn để trẻ được “toàn quyền quyết định” theo cơn đói tự nhiên, trẻ sẽ nạp đầy đủ năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.
Cảm giác thèm ăn của trẻ cũng sẽ thay đổi từng ngày. Tốt hơn hết, bạn nên tuân theo một thời gian biểu chung về các bữa ăn chính và bữa phụ. Nếu trẻ không chú ý đến thức ăn hoặc bỏ một cữ, đừng nên ép trẻ. Trẻ sẽ tự nạp bù ở cữ sau hoặc ngày hôm sau.

Các dấu hiệu khi trẻ đói

Trẻ khi đói thường quơ tay, há miệng

Trẻ rất háo hức khi đói. Nếu bạn vừa tròn mắt, há miệng thật to vừa đút cho trẻ, trẻ sẽ có khuynh hướng bắt chước hành động của bạn và ăn nhiệt tình.

Trẻ hay chỉ vào thức ăn khi đói

Cử chỉ chính là cách giao tiếp chính của trẻ trước khi biết gọi tên món ăn yêu thích như: “Kẹo”, “Bánh”.

Trẻ nhất quyết đòi cầm muỗng

Không chỉ muốn làm theo mọi hành động của bạn, chẳng hạn tự cầm muỗng, trẻ cũng từ từ nhận thức trong muỗng có thức ăn. Vậy là khi đói, trẻ sẽ lập tức đòi cầm muỗng.

Trẻ khi đói sẽ biểu lộ sự phấn khích khi thấy thức ăn

Trẻ tự biết kết nối thức ăn với cảm giác vui vẻ vì cơn đói sắp được xoa dịu. Vì thế khi thấy thức ăn, trẻ có thể vẫy tay, quơ chân hay cười.

Dùng từ ngữ hoặc cử chỉ cho biết trẻ rất muốn ăn

Khoảng 10 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra âm thanh để thể hiện cơn đói, ví dụ như “măm măm” ngụ ý “Con muốn ăn”. Ngoài ra, trẻ có thể chỉ tay về phía chiếc ghế thường ngồi ăn hoặc chỉ vào miệng. Các hành động này cho bạn biết trẻ đang đói!
 

Các dấu hiệu khi trẻ đã ăn no

Ngậm miệng và nhất định không chịu há to vì trẻ đã no

Dù bạn đang đút thức ăn lỏng hay thức ăn đặc, nếu trẻ mím chặt môi có nghĩa là trẻ không còn muốn ăn thêm một chút nào nữa.

Giảm dần tốc độ của bữa ăn do đã no

Đầu bữa, trẻ đang đói nên sẵn sàng há to, nuốt nhanh và hào hứng đòi ăn thêm. Đến cuối bữa, trẻ sẽ nhai chậm lại, rề rà hoặc có thể ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt và ăn ít dần.

Quay đầu hướng khác khi mẹ đút khi trẻ no

Nếu chưa thể tự múc ăn, trẻ sẽ quay đầu sang hướng khác để né thức ăn.
Đẩy muỗng đi chỗ khác
Khi đã no, trẻ sẽ không thèm để mắt đến thức ăn hoặc bắt đầu nghịch thức ăn. Nếu trẻ làm dây thức ăn lên tóc, trét khắp bàn ghế hoặc vung vãi trên sàn, chắn chắn đó chính là dấu hiệu trẻ đã no.
Lắc đầu
Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi hoặc đã biết đi sẽ có những cử chỉ dứt khoát thể hiện “tâm tư tình cảm”, đặc biệt với những câu trả lời là “KHÔNG!”. Đôi khi, bạn thấy khó phân biệt giữa việc trẻ không thích một món ăn nào đó hay trẻ đã no. Tuy nhiên nếu trẻ có các biểu hiện không thích khác, đồng thời từ chối những món ăn yêu thích hàng ngày, có nhiều khả năng là trẻ đã no và muốn chuyển sang hoạt động khác