Trẻ từ 16-18 tháng tuổi
Mặc dù mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, bạn có thể quan sát được một số cột mốc nhất định khi trẻ ở vào giai đoạn 16 đến 18 tháng tuổi.

Trí thông minh

Bắt đầu có khái niệm về thời gian (nghỉ ngơi sau khi ăn trưa, tắm trước khi đi ngủ)

Chủ động khám phá các vật thể bằng cách sờ vào và di chuyển (lắc, đập, ném đi)

Tìm kiếm những vật bị giấu đi tại nơi nhìn thấy lần cuối cùng

Đặt đồ vật vào thùng và lấy ra lại

Sắp đặt các hình khối, xếp đồ chơi theo kích thước

Tự xem sách ảnh một mình

Chỉ các đồ vật khi bạn gọi tên của chúng (chiếc mũi, con chó, bức hình)

Tham gia vào nhiều trò chơi đóng vai hơn

Mô phỏng cuộc sống thực tế trong các trò chơi (cho búp bê ăn, quét nhà)

Có thể làm theo những câu lệnh đôi (“Đi ra ngoài lấy đôi giày vào đây cho mẹ nào”)
Kỹ năng giao tiếp

Cố gắng bắt chước các từ bạn nói

Sử dụng từ đơn như một câu hoàn chỉnh (“Sữa” thay cho “Con muốn uống sữa”, và “Bai” thay cho “Con muốn đi về”)

Nói ít nhất 5 từ khi được 15 tháng tuổi

Có thể nói khoảng 30 từ khi được 18 tháng tuổi

Bắt đầu sử dụng những cụm từ đơn giản khi đạt 18 đến 24 tháng tuổi

Hiểu được các khái niệm trên, dưới, tắt và nóng
Kỹ năng vận động

Trèo lên các đồ vật, có thể tự mình leo ra khỏi cũi

Tự đi một mình hoặc ít nhất có thể vịn vào đồ vật và bước đi

Có thể đi lùi và đi theo vòng tròn

Có thể cố gắng đá vào một quả bóng với độ chính xác không cao

Có khả năng chạy

Bò lên cầu thang; có thể đi lên cầu thang nếu được giúp đỡ

Có thể nhảy múa

Có chủ ý khi thả vật dụng ra khỏi tay, nhất là vào thời điểm gần 18 tháng tuổi

Sử dụng muỗng hoặc nĩa

Tự cởi quần áo ra; giơ thẳng tay chân lúc mặc quần áo

Biết lật các trang sách

Có thể vẽ nguệch ngoạc

Có khả năng ném các vật lên cao
Cảm xúc

Dễ cảm thấy thất vọng

Vẫn tỏ ra lo lắng khi không thấy người thân bên cạnh cho đến giai đoạn 18 tháng tuổi

Có thể đặc biệt yêu thích một chiếc chăn hoặc một món đồ chơi

Biểu lộ sự yêu thích với một số người hoặc đồ vật

Hiểu rõ hơn rằng bản thân và bạn là hai cá thể riêng biệt với những điều sở thích, cảm xúc và suy nghĩ khác nhau.

Có thể nói “Không” để biểu lộ sự phản kháng

Có thể biểu lộ sự cảm thông (ví dụ như vỗ vào lưng bạn khi thấy bạn không vui

Thích chơi ở gần những đứa trẻ khác hơn là trực tiếp chơi cùng nhau (chơi song hành)